Hyperliquid : Sàn DEX phái sinh tích hợp Perp DEX và Layer 1

Hyperliquid là một sàn DEX chuyên về giao dịch phái sinh, cho phép người dùng thực hiện lệnh long/short trên nhiều loại tài sản với đòn bẩy tối đa x50. Điểm khác biệt của Hyperliquid nằm ở việc nền tảng này vận hành trên Hyperliquid L1, một blockchain Layer 1 do chính đội ngũ dự án phát triển, giúp tối ưu hóa tốc độ và trải nghiệm giao dịch.

INSIGHTS

3/11/202511 phút đọc

Hyperliquid là gì? Tại sao Hyperliquid đáng chú ý?

Hyperliquid là một nền tảng blockchain Layer 1 (L1) tiên tiến, được thiết kế để cung cấp một môi trường tài chính phi tập trung (DeFi) hiệu suất cao, chi phí thấp và minh bạch. Điểm đặc biệt của Hyperliquid là sàn giao dịch hợp đồng vĩnh viễn (perpetual futures) on-chain, giúp người dùng giao dịch đòn bẩy mà không cần qua trung gian.

Điểm nổi bật so với các nền tảng DeFi khác:

  • Blockchain L1 độc lập: Không phụ thuộc vào Ethereum hay Solana, giúp tăng tốc độ xử lý và giảm phí giao dịch.

  • Cơ chế đồng thuận HyperBFT: Xác nhận giao dịch gần như tức thì (~0,2 giây), an toàn và phi tập trung.

  • Không phí gas: Người dùng không phải trả phí gas khi giao dịch, giúp giảm chi phí đáng kể so với Ethereum.

  • HyperEVM – Máy ảo Ethereum (EVM) riêng biệt: Hỗ trợ triển khai hợp đồng thông minh tương thích với Ethereum, cho phép các nhà phát triển dễ dàng xây dựng DApp trên Hyperliquid.

  • HyperEVM – Máy ảo Ethereum (EVM) riêng biệt: Hỗ trợ triển khai hợp đồng thông minh tương thích với Ethereum, cho phép các nhà phát triển dễ dàng xây dựng DApp trên Hyperliquid.

  • Không có quỹ đầu tư mạo hiểm (VC): Dự án tự tài trợ và tập trung vào phân quyền, tránh bị kiểm soát bởi các nhà đầu tư lớn.

Hyperliquid Layer 1 Blockchain là gì ?

Hyperliquid là blockchain Layer 1 (L1) độc quyền, tối ưu cho DeFi và giao dịch hợp đồng vĩnh viễn. Không như Layer 2 (Arbitrum, Optimism) phụ thuộc vào Ethereum, Hyperliquid tự vận hành mạng lưới riêng, kiểm soát tốc độ, phí giao dịch và khả năng mở rộng.So sánh với các blockchain khác (Ethereum, Solana, Arbitrum, dYdX Chain, v.v.)

Hiệu suất cao: 200.000 TPS vượt trội so với Ethereum (~15 TPS) và Solana (~65.000 TPS).

  • Ưu điểm: Tốc độ cao, chi phí thấp, không bị phụ thuộc vào Ethereum.

  • Hạn chế: Cần thu hút thêm nhà phát triển và dự án để mở rộng hệ sinh thái.

Cơ chế đồng thuận HyperBFT

HyperBFT là cơ chế đồng thuận tùy chỉnh của Hyperliquid, tối ưu từ HotStuff (Libra/Diem) và tương tự Tendermint (Cosmos SDK). So với Proof-of-Stake (PoS) truyền thống, HyperBFT nhanh hơn, bảo mật cao hơn và mở rộng tốt hơn.

Giao thức đồng thuận dựa trên Byzantine Fault Tolerance (BFT), đảm bảo tính phi tập trung, tốc độ xử lý cao và khả năng chống lại các lỗi hoặc hành vi gian lận của một số validator trong mạng lưới.

HyperBFT Hoạt Động Như Thế Nào?

HyperBFT là cơ chế đồng thuận giúp blockchain xử lý giao dịch nhanh, an toàn và mở rộng tốt hơn. Nó hoạt động dựa trên ba thành phần chính:

  • Leader (Người đề xuất): Chọn giao dịch hợp lệ và đề xuất block mới.

  • Validators (Người xác thực): Kiểm tra block, bỏ phiếu chấp nhận hoặc từ chối.

  • Quorum Certificate (QC – Chứng chỉ đồng thuận): Nếu có ít nhất 2/3 số validator đồng ý, block được xác nhận và tiếp tục.

Quá trình đồng thuận diễn ra trong 4 bước:

  • Prepare: Leader đề xuất block, Validators kiểm tra và bỏ phiếu.

  • Pre-Commit: Nếu đủ 2/3 số phiếu, block được đánh dấu sẵn sàng cam kết.

  • Commit: Validators xác nhận lần cuối.

  • Decide: Block chính thức ghi vào blockchain và không thể thay đổi.

Chịu lỗi Byzantine (BFT) → Đảm bảo an toàn ngay cả khi một số validator hoạt động xấu.

  • Ưu điểm: Giao dịch nhanh, bảo mật cao, ít tiêu tốn tài nguyên hơn PoS truyền thống.

  • Nhược điểm: Cần có đủ validator trung thực để duy trì tính phi tập trung.

HyperEVM – Máy ảo Ethereum trên Hyperliquid

HyperEVM là một môi trường máy ảo tương thích với Ethereum Virtual Machine (EVM), được triển khai trên blockchain Hyperliquid L1. Nhờ đó, các nhà phát triển có thể dễ dàng xây dựng và triển khai các hợp đồng thông minh của Ethereum trên Hyperliquid mà không cần thay đổi nhiều mã nguồn. Điều này giúp tận dụng sức mạnh của hệ sinh thái Ethereum trong khi vẫn hưởng lợi từ tốc độ và hiệu suất cao của Hyperliquid.

Cấu trúc HyperEVM & Dual-block architecture (Fast Blocks vs. Slow Blocks)

  • Fast Blocks (2 giây, 2M gas) → Xử lý giao dịch nhanh.

  • Slow Blocks (1 phút, 30M gas) → Hỗ trợ smart contract phức tạp.

Cầu nối EVM & tương thích với Ethereum: Cho phép chuyển tài sản giữa Hyperliquid và Ethereum một cách an toàn. Cơ chế đốt phí (Base fee & Priority fee burn) :

  • Base Fee Burn → Giảm lạm phát token.

  • Priority Fee Burn → Tăng độ khan hiếm của HYPE.

Cơ chế giao dịch & Sổ lệnh On-Chain

Hyperliquid không sử dụng mô hình AMM (Automated Market Maker) như Uniswap hay GMX mà áp dụng Order Book on-chain, tương tự các sàn CEX như Binance hoặc dYdX.

Cơ Chế Nạp Tiền Vào Bridge: Giảm phí gas, tăng tốc độ xử lý và giúp người dùng nạp tiền thuận tiện hơn với ít thao tác hơn.

  • Cấp quyền USDC: Người dùng dùng usdc permit (EIP-2612) để cho phép nodes sử dụng USDC mà không cần phê duyệt thủ công.

  • Gửi yêu cầu nạp: Nodes gửi lệnh batchedDepositWithPermit đến bridge để gộp nhiều giao dịch, giảm số lần xác nhận.

  • Chuyển USDC: Bridge thực hiện USDC TransferFrom, rút USDC từ tài khoản người dùng và hoàn tất nạp tiền.

Cơ Chế Rút Tiền Từ Bridge: Hệ thống này giúp tăng cường bảo mật, ngăn chặn gian lậntối ưu phí giao dịch khi rút tiền từ bridge.

  • Gửi yêu cầu rút tiền: Người dùng thực hiện withdraw requests để yêu cầu rút tiền.

  • Xử lý qua validator: Yêu cầu được gửi đến hệ thống validator thông qua batchRequestWithdrawals.

  • Kiểm tra lỗi: Nếu có sai sót (số dư không đủ, thông tin sai), hệ thống đánh dấu Invalid withdraw requests và thông báo lỗi.

  • Khóa bridge (nếu cần): Nếu có nhiều yêu cầu rút không hợp lệ, bridge có thể bị tạm khoá để ngăn chặn gian lận.

  • Thời gian tranh chấp: Sau một khoảng Dispute Period, bridge tiếp tục xử lý các giao dịch hợp lệ.

  • Xác nhận rút tiền: Bridge thực hiện batchedFinalizeWithdrawals, rút tiền theo lô để tối ưu phí gas.

  • Hoàn tất giao dịch: Người dùng nhận tiền sau khi quá trình xác thực hoàn tất.

Sự khác biệt với các DEX khác (Uniswap AMM vs. Hyperliquid Order Book)

Clearinghouse (Clearinghouse System)

Clearinghouse của Hyperliquid quản lý số dư, yêu cầu ký quỹ và thanh lý để đảm bảo giao dịch công bằng và hiệu quả. Hệ thống tự động theo dõi tài khoản, duy trì mức ký quỹ tối thiểu và kích hoạt thanh lý khi cần, giúp giảm rủi ro hệ thống mà không cần bên trung gian.

Tokenomics – Mô hình kinh tế của HYPE Token

  • Contract address: 0x0d01dc56dcaaca66ad901c959b4011ec

  • Mã thông báo: HYPE

  • Giá Hyperliquid (HYPE) : ~$15.00

  • Vốn hóa thị trường (Market Cap): $5.02B

  • Khối lượng giao dịch 24h dao động: ~ $144.39M

  • Tổng cung: 1B HYPE

  • Lưu hành: ~ 333,93M

Phân bổ HYPE Token

  • Phát hành trong tương lai & Phần thưởng cộng đồng: 38,888%.

  • Phân phối ban đầu: 31,0%.

  • Đóng góp cốt lõi: 23,8%.

  • Ngân sách Hyper Foundation: 6,0%.

  • Trợ cấp cộng đồng: 0,3%.

  • Phân bổ HIP-2: 0,012%.

Lịch trình mở khóa token & tác động đến thị trường

  • Hiện tại, chỉ khoảng 333,93 triệu HYPE (~33,4% tổng cung) đang lưu hành, phần còn lại bị khóa và dự đoán sẽ mở dần từ 2025-2030.

  • Khi token được mở khóa, có thể xảy ra áp lực bán ngắn hạn, nhưng nếu hệ sinh thái phát triển mạnh, nhu cầu sử dụng HYPE có thể bù đắp lượng cung mới.

Ứng dụng của HYPE Token

  • Giảm phí giao dịch: Tạo động lực sử dụng token trong dài hạn.

  • Staking & phần thưởng: Phần thưởng staking giảm dần theo tổng lượng HYPE được stake, với mức 2,37%/năm khi đạt 400 triệu HYPE.

  • Quản trị & biểu quyết (Governance): Chủ sở hữu HYPE có quyền đề xuất và bỏ phiếu cho các thay đổi quan trọng của giao thức.

  • Thanh toán phí trên HyperEVM: HYPE được sử dụng làm phí gas (gas fee) trên HyperEVM, tương tự ETH trên Ethereum.

  • Cơ chế giảm phát & tích lũy giá trị: Một phần phí giao dịch bị đốt (burn), giúp kiểm soát nguồn cung và tăng giá trị token trong dài hạn.

Hyperliquid so với các đối thủ:

Các nền tảng DeFi thường phụ thuộc vào Oracle để cung cấp dữ liệu giá, dễ bị thao túng nếu Oracle bị tấn công.

  • Hyperliquid giảm thiểu rủi ro này bằng cách sử dụng nhiều nguồn dữ liệu giá và cơ chế bảo vệ giao dịch, giúp hạn chế việc thao túng giá trên nền tảng.

Các cầu nối blockchain (cross-chain bridge) là mục tiêu chính của hacker, với nhiều vụ hack lớn như Wormhole ($325M), Ronin ($600M), Harmony ($100M). Hyperliquid triển khai cầu nối HyperEVM, giúp tương tác với Ethereum nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro nếu hệ thống bảo mật không đủ mạnh.

  • Để giảm thiểu rủi ro, Hyperliquid sử dụng multi-signature và yêu cầu sự đồng thuận từ validator khi xử lý giao dịch qua cầu nối.

Hyperliquid có phải là cơ hội đầu tư tốt?

Hyperliquid sở hữu công nghệ tiên tiến, tốc độ giao dịch nhanh và mô hình sổ lệnh on-chain, giúp nó nổi bật so với các nền tảng DeFi khác như dYdX và GMX. Với mô hình tokenomics hợp lý, bao gồm cơ chế giảm phát (đốt phí giao dịch) và staking, HYPE có tiềm năng tăng giá nếu hệ sinh thái mở rộng.

Tóm lại, Hyperliquid là một dự án tiềm năng nhưng còn mới, nhà đầu tư nên theo dõi sự phát triển của hệ sinh thái, thanh khoản và tính ứng dụng của HYPE token trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Các yếu tố quan trọng cần theo dõi trong 2025-2026

  • Tăng trưởng hệ sinh thái & mở rộng ứng dụng

  • Ảnh hưởng từ lịch trình mở khóa token

  • Cải tiến công nghệ & hỗ trợ cross-chain

  • Diễn biến thị trường & quy định pháp lý

Theo dõi HCCVenture để nhận được thông tin thị trường sớm nhất. Một lần nữa chúng tôi đưa ra nhận định về dựa án tiềm năng trong thị trường crypto. Đây không phải lời khuyên đầu tư, hãy cân nhắc danh mục đầu tư của bạn. Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Quan điểm thể hiện trong bài viết này chỉ là quan điểm của tác giả và không đại diện cho nền tảng dưới bất kỳ hình thức nào. Bài viết này không nhằm mục đích hướng dẫn đưa ra quyết định đầu tư.

Dữ liệu từ : Whitepaper Hyperliquid

Data by HCCVenture

Tham gia hệ sinh thái của chúng tôi : HCCVenture